Xây dựng nhà cửa, công trình có ý nghĩa rất thiêng liêng to lớn với trời và đất. Vì thế trước khi bắt đầu một dự án xây dựng, cần phải tổ chức Lễ khởi công sao cho trang trọng và thành kính nhất.
LỄ KHỞI CÔNG LÀ GÌ?
Lễ khởi công là nghi thức được tổ chức khi bắt đầu thi công một công trình xây dựng. Đây là dịp để chủ đầu tư, các nhà thầu, và các bên liên quan tụ họp, thông báo về sự khởi đầu của dự án. Lễ khởi công không chỉ mang tính chất lễ nghi mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác nhận việc triển khai công trình.
Ý NGHĨA CỦA LỄ KHỞI CÔNG
Lễ khởi công (hay còn gọi là lễ động thổ) trong văn hóa Việt Nam có một ý nghĩa rất quan trọng thể hiện sự thành kính đối với thổ địa, ông công nhà đất. Do đó, đây không chỉ là một nghi thức tượng trưng mà còn mang lại may mắn, tài lộc, và sự suôn sẻ cho công trình.
Chúng ta thường quan niệm một buổi lễ động thổ được diễn ra trọn vẹn là điều đầu tiên báo hiệu sự tốt đẹp sẽ đến với công trình. Là một chủ đầu tư, bạn chắc chắn rất muốn công trình của mình sẽ hoàn thiện và gặt hái được nhiều lợi nhuận, công trình sẽ kịp thi công, đúng tiến độ khi bàn giao…
Vì vậy, đây là dịp để bạn cầu mong sự thuận lợi, tránh được tai ương, đồng thời thể hiện cam kết và sự chuyên nghiệp của các bên tham gia.
ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC THEO BỘ LUẬT XÂY DỰNG
Theo quy định của Bộ Luật Xây dựng, trước khi tổ chức lễ khởi công, các thủ tục pháp lý cần phải hoàn tất như:
- Mặt bằng xây dựng do chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công sở hữu;
- Giấy phép xây dựng;
- Kiểm tra bản vẽ thiết kế thi công từng hạng mục kiểm duyệt;
- Hợp đồng thi công công trình;
- Đủ nguồn vốn để xây dựng công trình đúng hạn;
- Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.
QUY TRÌNH TỔ CHỨC LỄ KHỞI CÔNG
- Thông báo khởi công: Sau khi có đầy đủ giấy tờ theo Luật Xây dựng, chủ đầu tư sau đó cần ban thông báo và xin giấy phép các cơ quan chức năng tổ chức Lễ khởi công.
- Chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công: Chuẩn bị Lễ khởi công gồm các hạng mục gồm:
-
- Lên kịch bản, danh sách khách mời.
- Kiểm tra mặt bằng khởi công và dọn dẹp vệ sinh xung quanh khu diện tích.
- Chuẩn bị sẵn băng rôn, sân khấu, banner, thẻ dành cho BTC…
- Chuẩn bị các trang thiết bị như xẻng, hộc cát, mũ bảo hộ, bao tay… cho buổi lễ.
- Chuẩn bị đầy đủ hệ thống điện, âm thanh, ánh sáng, bàn ghế, phông màn, bục phát biểu, trang trí thuộc về sân khấu của buổi lễ.
- Tìm kiếm, phổ biến và phân công công việc cho nhân sự: MC, PG, nhân viên kỹ thuật,…
- Các phần cần có của Lễ khởi công: Một lễ khởi công đầy đủ bao gồm các phần sau:
-
- Phát biểu khai mạc từ chủ đầu tư hoặc đại diện.
- Lễ cúng khởi công để cầu may mắn, an lành cho dự án.
- Lễ chào mừng các bên tham gia và chia sẻ tầm quan trọng của dự án.
- Lễ động thổ: Các đại diện thực hiện nghi thức động thổ để chính thức bắt đầu công trình.
- Kết thúc buổi lễ: tiếp đãi khách mời (dùng nước, dùng đồ hoa quả). Ngoài ra có thể tặng các món quà nhỏ làm lưu niệm theo sự sắp đặt trước của ban tổ chức.
MÂM LỄ CÚNG ĐỘNG THỔ CHUẨN GIÚP KHỞI CÔNG SUÔN SẺ
Khi làm lễ động thổ (hay khởi công) một công trình xây dựng, dù lớn hay nhỏ đều đảm bảo đầy đủ các vật dụng cúng như sau:
- Một bộ tam sinh gồm một miếng thịt luộc, một con tôm luộc và một quả trứng vịt luộc, một con gà.
- Một đĩa xôi hoặc bánh chưng, một đĩa muối, một bát gạo, một bát nước.
- Nửa lít rượu trắng, bao thuốc, lạng chè.
- Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
- Một đinh vàng hoa, năm lễ vàng tiền, năm cái oản đỏ, năm lá trầu, năm quả cau hoặc 3 miếng trầu cau đã têm.
- Năm quả tròn tùy thuộc vào từng vùng miền
- Hoa cúng động thổ gồm 9 bông hoa hồng đỏ, một đĩa muối gạo, ba hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước.
Chuẩn bị một mâm cúng động thổ chuẩn sẽ giúp mang lại may mắn và thành công cho dự án.
Như vậy lễ khởi công trọn vẹn được đưa ra đầy đủ trong bài sẽ giúp các bạn xây dựng một lễ động thổ ưng ý, mang lại may mắn và sự thành công cho dự án của bạn.